Tròn 5 tháng kể từ khi xuất hiện, dịch tả heo châu Phi vẫn tiếp diễn phức tạp trên cả nước. Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ của Bộ NN-PTNT, hiện đã có 2,8 triệu con heo tiêu huỷ, chiếm xấp xỉ 10% tổng đàn heo trên cả nước.
Chính vì nỗi lo này, sáng 2/7, khi thông tin “Việt Nam sản xuất thành công vắc xin (vaccine) Dịch tả heo châu Phi” được lan truyền, nhiều người dân đã bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi và hy vọng có thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh này.
Tuy nhiên, tại cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vắc xin, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả heo châu Phi do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng cùng ngày, nhóm nghiên cứu khẳng định, hiện mới chỉ có kết quả khả quan trong phòng thí nghiệm và thí điểm diện hẹp.
Vắc xin phòng tả lợn châu Phi được nhiều người kỳ vọng trước tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước. |
Kết quả cho thấy, toàn bộ 16/18 heo nái và 15 heo thịt của 3 hộ gia đình này đều sống khoẻ mạnh sau hơn 2 tháng, một số heo nái đã đẻ và heo con khoẻ mạnh. Trong khi những con heo không được tiêm vắc xin thì đều chết do dịch tả heo châu Phi.
Kết quả kiểm tra cho thấy, vắc xin an toàn đối với heo được tiêm phòng và có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn heo được tiêm phòng. 83,3% heo sống khi công cường độc và 100% lợn sống khi nhiễm tự nhiên.
Tin tài trợ
Đặc biệt, bà Lan nhấn mạnh, với vắc xin này, Học viện Nông nghiệp vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm trên diện rộng hơn. Đơn vị này mong muốn được đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm cấp III, và đề nghị nhóm nghiên cứu chuẩn bị sản xuất từ 300-500 liều vaccine để phục vụ thí nghiệm.
Như vậy, vắc xin phòng chống dịch tả heo châu Phi do Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu mới chỉ đạt được kết quả khả quan ban đầu. Còn cần thêm thời thời gian để khẳng định hiệu quả trên diện rộng, trước khi nghiên cứu để đưa vào sản xuất đại trà.
Thực tế, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện 100 năm qua. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu ra 7 dòng vắcxin dịch tả heo Châu Phi từ các chủng giống virus nhược độc. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắc xin này, tới nay vẫn gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao.
Do đó, bên cạnh việc đặt hy vọng vào vắc xin, việc chú trọng phòng bệnh từ chính các hộ chăn nuôi cùng những giải pháp quyết liệt để không tuồn heo bệnh, heo ốm ra môi trường từ Bộ NN-PTNT cùng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tả heo châu Phi, vẫn là giải pháp quan trọng trước mắt để đối phó với loại bệnh dịch này.